chào hè 2024 – khai giảng lớp học nhạc cụ cho mọi lứa tuổi
Tại Trung tâm nghệ thuật Music Talent, các bạn yêu thích các loại nhạc cụ dân tộc cũng được thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc. Trung tâm liên tục tuyển sinh khóa mới các lớp học nhạc cụ dân tộc. Với học phí ưu đãi nhằm thỏa mãn niềm đam mê chinh phục các loại nhạc cụ của bạn.
Trung tâm nghệ thuật Adam với đội ngũ giảng viên uy tín lâu năm tốt nghiệp chính quy đại học Học viên âm nhạc Quốc gia. Phương pháp giảng dạy tiến tiến, nhiệt tình, chu đáo cam kết sẽ đem lại cho bạn sự hài lòng về chất lượng đào tạo.
Một số nhạc cụ dân tộc vẫn được chúng tôi giữ gìn và đào tạo như một nét lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc.
Đàn tranh
Đàn tranh gọi là đàn thập lục, là nhạc cụ truyền thống của người phương Đông. Có xuất xứ từ Trung Quốc. Đàn thuộc họ dây, chi gảy. Vì có 16 dây nên đàn còn có tên gọi là Thập lục. Đàn tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110–120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25–30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15–20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn (còn gọi là con nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây. Và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh.
Đàn tranh thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm. Cho ngâm thơ, hát, tham gia trong các dàn nhạc tài tử, phường bát âm, dàn Nhã Nhạc. Và các dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Đàn bầu
Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm. Là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ. Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam.
Các nhạc sĩ Việt Nam đã biên soạn và chuyển soạn một số tác phẩm dạng concerto. Để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu trình tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng. Như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca… Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ.
Sáo trúc
Mỗi loại sáo có tông riêng nên người diễn thường chọn loại sáo làm sao để phù hợp với bài bản. Một số sáo cải tiến được khoét thêm một số lỗ bấm phụ trên thân sáo, giúp việc diễn tấu các nốt thăng/giáng dễ dàng.
Nhìn chung sáo ngang thường làm bằng ống trúc, ống nứa hoặc ống rùng, thỉnh thoảng người ta tạo ra loại sáo bằng kim loại hoặc bằng gỗ đều sử dụng tốt. Về cơ bản, sáo ngang có 1 lỗ thổi nằm cùng hàng với 6 lỗ bấm. Ngoài ra còn 1 lỗ dán màng hoặc lưỡi gà đồng (sáo Trung Quốc), lỗ âm cơ bản và những lỗ để buộc dây treo hay tua trang trí.
Lỗ âm cơ bản là lỗ khoét cuối ống, quyết định âm trầm nhất khi ta bịt kín tất cả những lỗ bấm. Âm trầm này dùng để xác định tên gọi của loại sáo. Tuy nhiên, có những cây sáo không có lỗ âm cơ bản nếu chúng bị cắt cụt ngay chỗ đó.
Đàn tì bà
Tỳ Bà là tên gọi của một loại nhạc cụ dây gẩy. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa.
Người ta chế tác đàn Tỳ Bà bằng gỗ Ngô Đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ. Khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây.
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ
|
|
|